Chào các bạn đam mê!
Tự chế cho mình cây cung theo ý thích là một niềm vui khó tả, cầm trong tay cây cung handmade do chính mình làm ra, nó không chỉ rất vừa tay, vừa mắt,có lực đúng như mình muốn mà nó còn là niềm tự hào, hãnh diện riêng của bản thân. Và chế cung handmade cũng không phải là điều quá khó các bạn ạ. Tất nhiên mình phải thừa nhận rằng chất lượng của cung handmade của chúng ta thì có thể không tốt bằng những sản phẩm nhà máy, những sản phẩm đắt tiền. Chúng ta bị giới hạn bởi không có những máy móc, công cụ có độ chính xác cao, chúng ta cũng không có những vật liệu tốt nhất. Nhưng với những gì có trong tay chúng ta vẫn có thể làm ra những cây cung theo ý muốn và có có độ bền nhiều năm. Bản thân mình chế tạo cung từ năm 2012, mình đã làm những mẫu cung nguyên cây, cung takedown 2 đoạn, cung takedown 3 đoạn. Và những cây đó vẫn sử dụng tốt đến nay ( 2022) mặc dù lúc đó mình không có loại keo chuyên dụng để làm cung mà chỉ dùng keo AB bình thường mà thợ mộc ở VN vẫn sử dụng ( có một số ít cây bị tách lớp do keo không tốt và có hiện tượng riser gỗ bị nứt do mình không kiểm soát kỹ chất lượng gỗ làm riser chưa khô hoàn toàn - tuy thế riser có nứt nhưng vẫn chắc chắn và dùng được)
Trong bài này mình chia sẻ với các bạn qui trình giản lược cách mình làm.
Trong bài viết này Cung Thủ chia sẻ với các bạn yêu bắn cung cách làm một cây cung longbow R D kiểu truyền thống cho riêng mình. Longbow RD là sản phẩm lai giữa longbow thẳng và cung recurve nên nó có ưu điểm của cả hai:
- Longbow có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, dễ chế tác hơn recurve.
- Longbow RD có cánh cung uốn ngược ra phía trước giống recurve ( nhưng không nhiều bằng recurve) do đó nó có đặc tính ưu việt hơn dạng longbow thẳng là tăng tốc độ bắn mũi tên.
- Cây longbow này là loại cung composit có thiết kế hiện đại. Cánh cung có lõi bằng tre/hoặc gỗ/ hoặc cả tre và gỗ. Mặt ngoài được gia cố bằng sợi thủy tinh nên rất mạnh, tốc độ bắn nhanh, bền, độ biến dạng ít . Ưu thế hơn hẳn loại cung ngày xưa chỉ làm từ một thanh gỗ hoặc một thanh tre
- Longbow dài một đoạn tuy hơi bất tiện khi mang đi xa, nhưng nếu bạn không có nhu cầu đi lại nhiều thì bắn longbow một đoạn rất thích, không phải tháo lắp cầu kỳ, chỉ một động tác lên dây / tháo dây là xong.
Sau đây là ví dụ qui trình làm một cây cung dài 64" sức kéo 40# @ 28". Trước hết bạn cần chuẩn bị nguyên liệu chính cần thiết:
- 4 thanh tre/gỗ dài 33" làm lõi có bề rộng từ 3cm-4cm, bề dày 1-3mm.( tre, gỗ phải thật khô tự nhiên, để lâu năm càng tốt. Không dùng tre,gỗ tươi, sau này nó co ngót mạnh sẽ vỡ mối ghép. Cũng không nên dùng máy sấy để sấy cho mau vì sấy nhanh quá sẽ làm nứt thớ gỗ).
- 1 thanh sợi thủy tinh dài 65" để làm ngoài. 2 thanh sợi thủy tinh dài 33" để làm mặt trong. Bề rộng 3,5-4cm, bề dày 1-1,3 mm( nên dùng thanh chuyên dụng chất lượng tốt nhập từ Mỹ, thị trường có thanh sợi thủy tinh TQ rẻ nhưng không tốt). Mình dùng thanh fiber glass chuyên dụng hiệu Gordon của Mỹ.
- Khối gỗ 4x45 cm làm tay cầm( gỗ thuộc loại nặng, chắc, đã khô lâu ngày )
- Keo AB hay còn gọi là resin-epoxy là loại trộn hai thành phần với nhau.
-Khuôn tạo hình. Có 3 dạng khuôn căn bản. Đơn giản nhất là kiểu khuôn làm bằng gỗ, ép mẫu dán keo và khuôn bằng dây. Loại thứ 2 là khuôn có khoan các lỗ tròn để dùng cùm chữ C kẹp mẫu. Loại thứ 3 khuôn có 2 phần trên và dưới, dùng ống cao su để giữa 2 phần bơm áp suất để nén mẫu xuống khuôn phía dưới.
Nào ta bắt đầu:
1. Chuẩn bị các thanh gỗ và sợi thủy tinh và tay cầm đã được mài hoàn thiện
số 1 và 6 là thanh thủy tinh, số 2 và 5 là thanh tre, số 3 và 4 là thanh gỗ. Độ dày của thanh tre gỗ phải vừa đủ để uốn theo khuôn mà không bị gãy. Bạn có thể thay 2 thanh mỏng bằng một thanh dày. Thực tế để làm cung 40# thì minh thường dùng 4 thanh tre vì tre mềm dẻo, đàn hồi tốt, dễ kiếm.
2. Dán keo các lớp với nhau
Trên thị trường có rất nhiều loại keo AB, nhưng bạn nên dùng keo chuyên dụng để đảm bảo sản phẩm của mình ít có nguy cơ hỏng do dùng keo không phù hợp. Keo AB khi trộn vào nhau có thời gian làm việc tùy loại. Bạn cần thao tác chính xác và nhanh trước khi keo bị khô cứng. Mình đã dùng keo AB thông thường thợ mộc dùng giá khoảng 100.000đ/kg khô rất nhanh, sau 20 phút keo đã bắt đầu dính bết lại.
ví dụ một loại keo AB
Trải các lớp cần dán và tay cầm theo thứ tự :mặt ngoài sợi thủy tinh rồi đến 2 lớp tre làm lõi,tay cầm rồi đến mặt sau sợi thủy tinh. Xong quấn tác phẩm bằng giấy nylon mỏng để keo khỏi dính ra ngoài rồi cho vào khuôn ép.
3. Cho vào khuôn ép.
khuôn kiểu ép bằng ống bơm hơi như vậy cho lực ép trải đều và bơm nhanh. Hồi trước mình không tìm được ống hơi chuyên dùng nên dùng thử săm xe đạp nhưng không được vừa ý nên mình chuyển qua dùng lọai khuôn ép bằng kẹp chữ C
4. Đợi keo khô rồi lấy mẫu ra
5. Dán giấy lên mặt cung để vẽ đường biên dạng, cắt bớt những chi tiết thừa.
5. Dán 2 mẩu gỗ vào đầu cánh cung làm limb tip rồi mài, giũa chỗ móc dây cung.
6. Căng dây rồi tinh chỉnh để khi kéo cây cung cân đối có sức kéo như ý.
7. Cắt cửa sổ kê mũi tên ở tay cầm, mài tinh.
8. Mài, đánh bóng kỹ rồi sơn hoàn thiện. Mình dùng lần lượt giấy nhám từ thô 80 đến 240 để đánh nhẵn.
9. Bắn thử và kiểm tra lực kéo có ổn định không.
10. Trang trí thêm cho cây cung, bọc da tay cầm, viết tên bạn lên tác phẩm... và thưởng thức thành quả của riêng mình, cây cung của riêng mình khác hẳn với những cây cung sản xuất hàng loạt. Cảm giác đó thật tự hào và tuyệt vời mà chỉ có những người làm cung handmade mới có được.
Chúc bạn thành công !
Tự chế cho mình cây cung theo ý thích là một niềm vui khó tả, cầm trong tay cây cung handmade do chính mình làm ra, nó không chỉ rất vừa tay, vừa mắt,có lực đúng như mình muốn mà nó còn là niềm tự hào, hãnh diện riêng của bản thân. Và chế cung handmade cũng không phải là điều quá khó các bạn ạ. Tất nhiên mình phải thừa nhận rằng chất lượng của cung handmade của chúng ta thì có thể không tốt bằng những sản phẩm nhà máy, những sản phẩm đắt tiền. Chúng ta bị giới hạn bởi không có những máy móc, công cụ có độ chính xác cao, chúng ta cũng không có những vật liệu tốt nhất. Nhưng với những gì có trong tay chúng ta vẫn có thể làm ra những cây cung theo ý muốn và có có độ bền nhiều năm. Bản thân mình chế tạo cung từ năm 2012, mình đã làm những mẫu cung nguyên cây, cung takedown 2 đoạn, cung takedown 3 đoạn. Và những cây đó vẫn sử dụng tốt đến nay ( 2022) mặc dù lúc đó mình không có loại keo chuyên dụng để làm cung mà chỉ dùng keo AB bình thường mà thợ mộc ở VN vẫn sử dụng ( có một số ít cây bị tách lớp do keo không tốt và có hiện tượng riser gỗ bị nứt do mình không kiểm soát kỹ chất lượng gỗ làm riser chưa khô hoàn toàn - tuy thế riser có nứt nhưng vẫn chắc chắn và dùng được)
Trong bài này mình chia sẻ với các bạn qui trình giản lược cách mình làm.
Trong bài viết này Cung Thủ chia sẻ với các bạn yêu bắn cung cách làm một cây cung longbow R D kiểu truyền thống cho riêng mình. Longbow RD là sản phẩm lai giữa longbow thẳng và cung recurve nên nó có ưu điểm của cả hai:
- Longbow có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, dễ chế tác hơn recurve.
- Longbow RD có cánh cung uốn ngược ra phía trước giống recurve ( nhưng không nhiều bằng recurve) do đó nó có đặc tính ưu việt hơn dạng longbow thẳng là tăng tốc độ bắn mũi tên.
- Cây longbow này là loại cung composit có thiết kế hiện đại. Cánh cung có lõi bằng tre/hoặc gỗ/ hoặc cả tre và gỗ. Mặt ngoài được gia cố bằng sợi thủy tinh nên rất mạnh, tốc độ bắn nhanh, bền, độ biến dạng ít . Ưu thế hơn hẳn loại cung ngày xưa chỉ làm từ một thanh gỗ hoặc một thanh tre
- Longbow dài một đoạn tuy hơi bất tiện khi mang đi xa, nhưng nếu bạn không có nhu cầu đi lại nhiều thì bắn longbow một đoạn rất thích, không phải tháo lắp cầu kỳ, chỉ một động tác lên dây / tháo dây là xong.
Sau đây là ví dụ qui trình làm một cây cung dài 64" sức kéo 40# @ 28". Trước hết bạn cần chuẩn bị nguyên liệu chính cần thiết:
- 4 thanh tre/gỗ dài 33" làm lõi có bề rộng từ 3cm-4cm, bề dày 1-3mm.( tre, gỗ phải thật khô tự nhiên, để lâu năm càng tốt. Không dùng tre,gỗ tươi, sau này nó co ngót mạnh sẽ vỡ mối ghép. Cũng không nên dùng máy sấy để sấy cho mau vì sấy nhanh quá sẽ làm nứt thớ gỗ).
- 1 thanh sợi thủy tinh dài 65" để làm ngoài. 2 thanh sợi thủy tinh dài 33" để làm mặt trong. Bề rộng 3,5-4cm, bề dày 1-1,3 mm( nên dùng thanh chuyên dụng chất lượng tốt nhập từ Mỹ, thị trường có thanh sợi thủy tinh TQ rẻ nhưng không tốt). Mình dùng thanh fiber glass chuyên dụng hiệu Gordon của Mỹ.
- Khối gỗ 4x45 cm làm tay cầm( gỗ thuộc loại nặng, chắc, đã khô lâu ngày )
- Keo AB hay còn gọi là resin-epoxy là loại trộn hai thành phần với nhau.
-Khuôn tạo hình. Có 3 dạng khuôn căn bản. Đơn giản nhất là kiểu khuôn làm bằng gỗ, ép mẫu dán keo và khuôn bằng dây. Loại thứ 2 là khuôn có khoan các lỗ tròn để dùng cùm chữ C kẹp mẫu. Loại thứ 3 khuôn có 2 phần trên và dưới, dùng ống cao su để giữa 2 phần bơm áp suất để nén mẫu xuống khuôn phía dưới.
Nào ta bắt đầu:
1. Chuẩn bị các thanh gỗ và sợi thủy tinh và tay cầm đã được mài hoàn thiện

số 1 và 6 là thanh thủy tinh, số 2 và 5 là thanh tre, số 3 và 4 là thanh gỗ. Độ dày của thanh tre gỗ phải vừa đủ để uốn theo khuôn mà không bị gãy. Bạn có thể thay 2 thanh mỏng bằng một thanh dày. Thực tế để làm cung 40# thì minh thường dùng 4 thanh tre vì tre mềm dẻo, đàn hồi tốt, dễ kiếm.
2. Dán keo các lớp với nhau
Trên thị trường có rất nhiều loại keo AB, nhưng bạn nên dùng keo chuyên dụng để đảm bảo sản phẩm của mình ít có nguy cơ hỏng do dùng keo không phù hợp. Keo AB khi trộn vào nhau có thời gian làm việc tùy loại. Bạn cần thao tác chính xác và nhanh trước khi keo bị khô cứng. Mình đã dùng keo AB thông thường thợ mộc dùng giá khoảng 100.000đ/kg khô rất nhanh, sau 20 phút keo đã bắt đầu dính bết lại.

Trải các lớp cần dán và tay cầm theo thứ tự :mặt ngoài sợi thủy tinh rồi đến 2 lớp tre làm lõi,tay cầm rồi đến mặt sau sợi thủy tinh. Xong quấn tác phẩm bằng giấy nylon mỏng để keo khỏi dính ra ngoài rồi cho vào khuôn ép.

3. Cho vào khuôn ép.

khuôn kiểu ép bằng ống bơm hơi như vậy cho lực ép trải đều và bơm nhanh. Hồi trước mình không tìm được ống hơi chuyên dùng nên dùng thử săm xe đạp nhưng không được vừa ý nên mình chuyển qua dùng lọai khuôn ép bằng kẹp chữ C

4. Đợi keo khô rồi lấy mẫu ra

5. Dán giấy lên mặt cung để vẽ đường biên dạng, cắt bớt những chi tiết thừa.

5. Dán 2 mẩu gỗ vào đầu cánh cung làm limb tip rồi mài, giũa chỗ móc dây cung.


6. Căng dây rồi tinh chỉnh để khi kéo cây cung cân đối có sức kéo như ý.

7. Cắt cửa sổ kê mũi tên ở tay cầm, mài tinh.


8. Mài, đánh bóng kỹ rồi sơn hoàn thiện. Mình dùng lần lượt giấy nhám từ thô 80 đến 240 để đánh nhẵn.

9. Bắn thử và kiểm tra lực kéo có ổn định không.
10. Trang trí thêm cho cây cung, bọc da tay cầm, viết tên bạn lên tác phẩm... và thưởng thức thành quả của riêng mình, cây cung của riêng mình khác hẳn với những cây cung sản xuất hàng loạt. Cảm giác đó thật tự hào và tuyệt vời mà chỉ có những người làm cung handmade mới có được.
Chúc bạn thành công !
Last edited: