Chào các bạn mới đến với bắn cung!
Phần này hướng dẫn các bạn một số động tác warm up trước khi tập. Nếu bạn đã từng bị dây cung đập bầm tím ở cánh tay thì đó chỉ là do bạn cầm cung chưa đúng cách mà thôi. Bạn đừng lo, tài liệu sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh tay lại cho đúng. Đa số các bạn mới thấy khó khăn khi kéo dây cung, tay rung bần bật. Đó không hẳn là do thể lực bạn yếu mà nhiều khi là do tư thế kéo dây của bạn chưa đúng, do đó chưa phát huy tối đa sức mạnh của bạn. Chỉ khi bạn đã tập được tư thế tốt rồi, lúc đó bạn mới biết lực cung tối đa mình dùng được là bao nhiêu để sau đó đầu tư mua bộ cung tốt dùng lâu dài với sức kéo phù hợp.
Qua tài liệu bạn sẽ hiểu thêm tại sao ngoài cách kéo dây bằng ba ngón tay ( split finger) lại có cách kéo dây bằng ba ngón tay ở dưới mũi tên ( under finger) cũng như cách kéo dây bằng ngón tay cái đối với dòng Asian bow. Tại sao cung phương Tây thì mũi tên kê bên trái trong khi cung Asian lại kê mũi tên bên phải.
Bạn sẽ hiểu hơn tại sao lại có nhiều điểm neo mũi tên, lợi thế của các điểm neo khác nhau như thế nào. Tại sao có người neo mũi tên gần mắt, có người neo mũi tên ở miệng, có người neo mũi tên ở cằm.
Về các phương pháp ngăm bắn, bạn sẽ đi từ bắn theo bản năng rồi tới ngắm bắn, bạn được giới thiệu về các phương pháp phổ biến nhất như ngắm bắn bằng đầu mũi tên ( gap shooting ), ngắm bắn bằng đánh dấu trên cung ( mark on bow ), và dùng thước ngắm. Phương pháp nào đơn giản, không tốn tiền mà lại đáng tin cậy và hiệu quả cao.
Tài liệu hơi dài và có nhiều hình minh họa nên mình share link cho tiện.
archery4winds.com
Lời nói đầu:
Bắn cung từ lâu đã được ghi nhận là một môn thể thao tốt để rèn luyện sức khỏe và cũng là một môn tuyệt vời để rèn luyện tinh thần. Từ trẻ em cho tới người cao tuổi đều có thể tập bắn cung. Tôi mong tài liệu này sẽ giúp ích cho những bạn mới cũng như những hướng dẫn viên clb/ khu bắn cung giải trí. Tài liệu đưa ra những kiến thức và chỉ dẫn căn bản nhất giúp bạn tự thực hành hiệu quả và an toàn.
Tuy rằng kỹ thuật bắn cung và phần lớn hình minh họa trong tài liệu này theo lối bắn cung phương Tây nhưng nhiều phần các bạn vẫn có thể áp dụng cho các loại cung khác ví dụ như kỹ thuật ngắm bắn, chọn mũi tên. Tôi chọn lọc dịch tài liệu từ sách huấn luyện của FITA- tiền thân của World Archery hiện nay, hiệp hội bắn cung Canada và kinh nghiệm bản thân. Các bạn mới tập nên bắt đầu từ cung trần/longbow để nắm được kỹ thuật và hiểu rõ về cung tên. Cây cung longbow đơn giản thế mà vẫn làm say mê biết bao người. Có thể nói rằng trong gia đình cung tên thì longbow là cái gốc, những loại cung sau này như recurve, recurve olympic, compound là các nhánh cây. Một khi bạn đã hiểu rõ cái gốc thì bạn cũng sẽ nhanh chóng thích nghi với các loại cung khác.
Chúc các bạn tập an toàn, vui thích với môn thể thao – nghệ thuật này!
Nha Trang, ngày 31 tháng 5 năm 2014
Cung Thủ
Kiều Hưng
CHƯƠNG 3:
KỸ THUẬT BẮN CUNG
( áp dụng với longbow/recurve hiện đại )
Vài tâm sự về bắn cung.
Có nhiều bạn băn khoăn không biết chọn cây cung nào đầu tiên. Theo tôi, nếu bạn chưa từng chơi loại nào thì bất cứ cây cung nào cũng đem đến những trải nghiệm thú vị. Bạn hãy tham khảo những nguồn cung cấp hiện có và chọn một cây giá vừa phải cho người mới. Và cũng như các môn khác, đừng nghĩ rằng bạn sẽ mua một cây đắt tiền, thật tốt và dùng nó suốt đời. Bởi vì ngay cả khi bạn chỉ chọn một dòng cung thì qua thời gian trải nghiệm bạn sẽ phát hiện ra những điều mới, thể lực thay đổi, sở thích thay đổi nên bạn cũng sẽ có nhu cầu nâng cấp, chuyển đổi sau này. Tôi thường bắn bắn target, field. Ban đầu tôi thích cung ngắn gọn nên chọn một cây Samick 62’’ tay cầm gỗ, rồi tôi nhận ra rằng cung dài và nặng thì bắn êm hơn nên chuyển sang cây SF aixiom 66’’ chuẩn ILF. Rồi tôi lại nhận ra riser 21’’ hơi hạn chế tầm nhìn khi ngắm bắn nên đổi sang riser 23’’ rồi 25’’. Với kiểu bắn mục tiêu di động, bắn đĩa bay thì tôi thích nhất dùng longbow riser gỗ.
Tôi cho rằng, đối với đại đa số người chơi chúng ta đến với bắn cung vì sở thích, chúng ta là những cung thủ tự do, không ràng buộc vào những luật lệ quốc tế mà có khi chúng ta chẳng bao giờ tham sự giải đấu đó, cũng không phải vì thi đấu thành tích cao giành huy chương nên điều quan trọng nhất là an toàn, vui, dễ bắn, kiểm soát mũi tên của mình trong tầm an toàn chỉ với một cây cung đơn giản nhất có thể mà không cần gắn thêm nhiều phụ kiện. Vì vậy tôi soạn tài liệu này theo tinh thần đó.
Để cảm nhận trọn vẹn niềm vui của việc khai phá bản thân cũng như thấy sự tiến bộ của mình, theo tôi bạn hãy dành một thời gian cách bắn bằng cảm tính trước tiên. Cũng giống như khi bạn ném một viên đá, bạn không hề ngắm, vậy mà vẫn trúng đích. Sau khi đã có cảm giác bắn, mũi tên trong tầm 18m không ra ngoài bia 60x60 cm, thì bạn mới bắt đầu quan tâm đến phương pháp ngắm.
Tôi khuyên các bạn nên bắt đầu tập loại cung trần - là cung không lắp các thiết bị hỗ trợ, để hiểu bản chất của bắn cung cho đến khi đạt đến một trình độ nhất định. Ít nhất là kiểm soát được cự ly 18m, rồi nếu muốn, mới chuyển sang loại cung dùng phụ kiện.
Trong quá trình tập luyện, ở bất kỳ cự ly nào, một khi bạn thấy hiện tượng mũi tên vượt qua tầm an toàn của bia bắn ( khuyến cáo là phạm vi 60x60cm). Thì bạn nên dừng lại, tạm nghỉ rồi bắn tiếp. Có thể bạn mệt hoặc lúc này tâm lý không tốt. Đừng cố, nếu cố mũi tên của bạn có thể ra ngoài bia, nhẹ thì hư hỏng mũi tên, nặng hơn thì có thể gây hại cho tài sản hoặc người khác.
Xin nhắc lại với bạn đọc rằng trước khi bắt đầu vào phần kỹ thuật, giả sử rằng bạn đã chọn được một cây cung phù hợp với sở thích/nhu cầu của bạn, phù hợp với mắt thuận/tay thuận, và phù hợp với thể lực, sải tay của bạn. Mời xem lại lời khuyên ở phần 2.
CĂN BẢN VỀ BẢO QUẢN VÀ KIỂM TRA THIẾT BỊ
- Khi không sử dụng, cung được tháo dây và để nằm ngang, không nên dựng đứng cung
- Tuyệt đối không bắn cung mà không có mũi tên, hư hại có thể sảy ra với cánh cung.
- Không để ở nơi có nhiệt độ cao
- Thường xuyên kiểm tra cung xem có bị rạn nứt, gãy hay hư hỏng không, nếu có cần phát hiện sớm để sửa chữa hoặc thay thế
Trước khi bắn, bạn nên kiểm tra tình trạng của cung, tên, dây là vẫn tốt:
- Kiểm tra cánh cung có bị vặn xoắn không.
- Lựa chọn dây cung có chiều dài phù hợp với cung. Thường dây cung recurve thường ngắn hơn cung 4 inch , dây longbow thường ngắn hơn cung 3’’. Và kiểm tra brace height theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Brace height thấp quá sẽ làm dây bật vào cổ tay khi bắn.
- Thường xuyên kiểm tra dây cung xem có đứt, mòn hay không đặc biệt là chỗ tiếp xúc dây cung và đầu móc , đây là vị trí dây hay bị mòn, đứt nhất.
- Kiểm tra mũi tên xem có có bị nứt gãy, tước sớ gỗ, đầu và đuôi mũi tên có chắc chắn không, đuôi mũi tên có bị bong tróc không. Nếu phát hiện hư hại sớm có thể sửa chữa kịp thời, thiết bị sử dụng được lâu bền hơn.
Một số hình ảnh ví dụ về cung trần:
Hình bên trái là một cây longbow Reflect- deflect tháo rời hai đoạn và một cây longbow thẳng nguyên cây do Cung Thủ chế tác.
Hình bên phải là một cây cung recurve ILF của hãng SF. Cây cung này có sẵn các vị trí để gắn thước ngắm, chống rung. Để bắn ta cần phải dùng arrow rest ( để kê mũi tên). Nếu bắn mũi tên đuôi nhựa ( vane ) thì ta cần lắp thêm plunger.
CÁCH LÊN DÂY CUNG
Để bảo quản tốt thì cung chỉ được lên dây khi sử dụng, sau khi dùng xong thì nên tháo dây cung ra để cho cánh cung đỡ mỏi. Để lên dây và tháo dây các bạn nên dùng một dụng cụ dùng để lên dây cung, tiếng Anh gọi là bow stringer ( cái lên dây cung ). Cái này rất đơn giản, có thể tự làm được, nó giúp lên dây cung cân đối, không bị vặn xoắn cánh cung. Đối với long bow thì lên dây/ tháo dây bằng tay khá đơn giản và an toàn, chỉ cần lồng một đầu dây vào một đầu cung và tỳ xuống đất, tỳ đầu gối vào cánh cung và dùng tay vít cánh cung còn lại xuống và lồng đầu dây còn lại là xong. Tuy nhiên với cung recure do cánh cung uốn ngược về phía trước nên nếu lên dây bằng tay nhiều lần không chuẩn có thể làm cánh cung bị vênh. Do đó nhà sản xuất luôn khuyên dùng bow stringer với cung recurve. Đây là hình minh họa một số cách dùng bow stringer:
Một số động tác khởi động trước khi tập.
CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH BẮN CUNG.
10 bước cơ bản khi bắn cung để giúp cung thủ làm đúng các động tác và nhịp điệu.
1.Vào vị trí đứng
Tư thế bắn căn bản nhất là tư thế đứng với cung cầm thẳng. ( Với lối bắn field thì còn có các tư thế khác như bắn quì, bắn chúi xuống thấp hoặc bắn chổng lên cao )
Đứng vuông góc với hướng bắn. Đường thẳng đi qua hai vai thẳng hàng với hướng bắn. Tay cầm cung hướng thẳng với bia, mặt quay sang phải 90 độ với hướng bắn ( áp dụng cho người dùng cung tay phải) người dùng cung tay trái làm ngược lại) hai bàn chân duỗi rộng ngang vai, bàn chân song song với nhau hoặc hơi chếch hình chữ V, trọng tâm cơ thể dồn đều lên phía trước bàn chân.
Cách đứng thứ hai, bàn chân trái hơi lệch về phía trái so với hướng bắn
2. CÀI MŨI TÊN
Cài mũi tên sao cho mũi tên vuông góc tương đối với dây cung ( tốt nhất là từ vị trí vuông góc trở lên 5-6 mm ) và lá định vị hướng ra ngoài. Bạn cầm mũi tên ở phía gốc mũi tên hoặc cầm ở đuôi mũi tên .Nhưng không được cầm vào vane/ lông vũ.
3. TAY KÉO DÂY CUNG
Theo kiểu của phương Tây, người ta kéo dây cung bằng 3 ngón tay, kẹp đuôi mũi tên vào giữa ngón tay trỏ và hai ngón giữa & ngón đeo nhẫn như hình sau:
Tôi khuyên các bạn nên kéo dây bằng cách này. Kỹ thuật này có từ thời xưa và đến bây giờ vẫn là cách được ưa dùng hơn cả. Bằng chứng là không chỉ thợ săn, dân chơi bắn giải trí mà cả vận động viên bắn target cũng kéo dây kiểu đó. Vì kéo dây bằng cách này không chỉ chắn chắn, ổn định mà cũng linh hoạt nữa. Ngay cả nếu dùng nock có bị lỏng thì kẹp đuôi mũi tên giữa các ngón tay chặt lại một chút vẫn bắn được.
4.TAY CẦM CUNG
Bạn nào ngày đầu tập cung mà bị dây đập vào cánh tay như vậy thì cũng đừng lo nhé. Tôi sẽ chỉ bạn cách chỉnh khủy tay lại.
Tư thế tay không đúng. Đây là cách mà các bạn chưa được chỉ dẫn thường bị dây đập vào cánh tay. Như bạn thấy phần khủy tay khuỳnh ra phía dây cung, vì vậy khi buông dây thì sợi dây sẽ đập vào tay.
Đây là cách cầm cung đúng. . Cánh tay cầm cung giang thẳng ra phía trước, cổ tay thẳng với cánh tay. Cầm cung vừa phải, không nắm thật chặt. Khủy tay xoay ra phía ngoài. Như bạn thấy, cánh tay cách ra khỏi dây cung vì vậy khi thả dây thì dây không bị chạm vào tay. Thậm chí bạn không cần mang bảo hộ armguard cũng được.
Bạn có thể tập động tác tay cầm cung đúng như sau.
Đầu tiên bạn đang ở tư thế tự nhiên- là tư thế chưa đúng ( H1). Bạn úp bàn tay xuống đất, bạn sẽ thấy khủy tay xoay theo chiều kim đồng hồ, và nó trở nên “ phẳng” hơn( H2). Giữ nguyên khủy tay như vậy, bạn xoay cổ tay ngược chiều kim đồng hồ, bạn thấy khủy tay vẫn phẳng như cũ (H3). Bạn nắm tay lại làm như đang cầm cung( H4). Vậy là bạn đã tập được tay cầm cung đúng. Khi đã biết cách thì bạn chỉ cần 1s để làm động tác này.
Một lỗi thường gặp nữa ở những người mới là cổ tay cầm cung không thẳng với cánh tay mà lại hoặc là quẹo vào trong hoặc quẹo ra ngoài. Kết quả là tay cầm không có sức, khó bắn, và làm dây cung chạm vào cánh tay.
Để cầm cung đúng tôi đề nghị bạn làm một bài tập đơn giản như sau ( minh họa cho cung tay phải). Bạn xòe bàn tay ra, ướm cung đã móc dây vào lòng bàn tay. Trong khi bàn tay cầm cung vẫn xòe như vậy, bạn kéo dây cung về phía sau như khi bắn thật rồi từ từ trả dây về phía trước sao cho cung luôn tỳ vào bàn tay trái đủ chặt mà không rơi. Khi bạn kéo dây tới lui như vậy, tự nhiên phản xạ của bạn sẽ điều chỉnh cổ tay thẳng với cánh tay, bởi nếu không làm thế thì rất ngượng nghịu và khó kéo. Khi tay bạn chuẩn rồi thì bạn nắm nhẹ bàn tay cầm cung lại, chỉ nhẹ vừa đủ để giữ cung không rơi là được. Nếu bạn cầm siết chặt cung quá, tay bạn sẽ không linh hoạt và còn làm cung không ổn định, dễ bị rung nữa.
Ferguson- Robin Hood thời nay.
6. KÉO CUNG
Cách thứ nhất là đưa cung từ dưới thấp lên ngang tầm bắn rồi bắt đầu kéo.
Cách thứ hai là đưa cung từ dưới thấp lên cao một chút ngang tầm mắt rồi bắt đầu kéo, tay cầm cung từ từ hạ xuống ngang tầm bắn.
Khủy tay nâng bằng hoặc cao hơn một chút so với đường bắn. Đường bắn là đường thẳng đi qua mũi tên.
Tôi khuyên các bạn mới cầm cung cách thứ nhất. Mũi tên hướng vào bia rồi bắt đầu kéo. Nếu lỡ tuột tay thì mũi tên sẽ không vượt cao quá khung bia.(Trong phim ảnh đôi khi chúng ta thấy tư thế kéo cung từ trên cao rồi đưa xuống, bạn phải rất cẩn thận, mũi tên có thể vượt quá tường rào gây mất an toàn khi chẳng may bạn kéo tuột tay hoặc cò kéo bị tuột như trường hợp một sự cố sảy ra với một bạn dùng cung 3 dây)
Khi kéo hết cỡ đến điểm neo thì khủy tay và sợi dây nằm trên một mặt phẳng. Hình minh họa trên đối với điểm neo ở dưới cằm. Đây là điểm neo tốt nhất về lý thuyết. Nó chắc chắn, có hai điểm tham chiếu là cằm và mũi. Khi neo ở cằm thì cánh tay kéo dây có vị trí tốt cho sức mạnh tốt nhất và khủy tay cũng nằm gần nhất với mặt phẳng dây cung. Những vị trí neo khác như mắt,má, miệng thì khủy tay có xu hướng khuỳnh ra bên ngoài một chút so với neo ở cằm.
Các bạn mới thường thấy khó khăn trong việc kéo cung vì các bạn chưa biết cách khai thác sức mạnh của mình do tư thế sai. Hai lỗi phổ biến nhất là khủy tay kéo thấp hơn đường bắn và khủy tay khuỳnh ra phía ngoài mặt phẳng dây cung.
7.ĐIỂM NEO
Điểm neo là điểm đặt của đuôi mũi tên. Điểm neo mũi tên ở đâu là yếu tố quan trọng, cùng với cách ngắm dẫn đến mũi tên sẽ đi về đâu. Trước hết chúng ta hãy tập phương pháp ngắm bắn với chỉ một điểm neo cố định.
Điểm neo có nhiều tùy chọn là: dưới mắt, gò má, mũi,miệng,cằm. Điều quan trọng là một khi chọn một điểm neo nhất định thì mọi lượt bắn phải đặt chính xác vào điểm neo đó. Theo giáo trình của FITA ngày trước, ban đầu VĐV tập điểm neo gần mắt cho dễ bắn cự ly gần. Sau đó họ sẽ tập điểm neo ở cằm. Điểm neo cao thích hợp với cự ly gần. Ở cự ly xa thì điểm neo thấp dễ ngắm hơn. Điểm neo thấp cũng tối ưu lực kéo hơn.
Như bạn thấy với điểm neo cao- ở gần mắt thì cẳng tay và bắp tay tạo thành một góc nhọn. Góc càng rộng thì tay bạn kéo càng yếu. Với vị trí neo ở mép thì góc này đã giảm đi đáng kể. với điểm neo ở cằm thì góc này gần như bằng không và cánh tay kéo dây thẳng hàng với cánh tay cầm cung. Ở vị trí này bạn phát huy tối đa sức mạnh của cơ tay và cơ lưng. Thực ra ban đầu của chu kỳ kéo thì lực kéo ở cánh tay, nhưng khi bạn kéo hết tầm đến điểm neo và khủy tay bạn ép sâu ra phía sau, nằm trong mặt phẳng dây cung thì lực kéo dồn về cơ lưng. Đây là kỹ thuật tốt nhất, vì lực cơ lưng khỏe hơn lực tay nên bạn phát huy được tối đa sức mạnh của mình.
Điểm neo cao- gần mắt Neo ở khóe miệng và neo ở cằm
Neo ở mắt. Khi mới tập bạn sẽ thấy ngắm bắn khá dễ dàng với điểm neo gần mắt vì cho phép đường ngắm từ mắt và mũi tên, gần giống với đường bắn thực( đường thẳng từ mũi tên tới bia) . Tuy nhiên ở tư thế điểm neo cao lực kéo không được mạnh bằng điểm neo thấp. Tay kéo dây không có điểm tựa vững chắc.
Neo ở khóe miệng. Đây là điểm neo được nhiều người bắn theo lối truyền thống ưa thích. Ở vị trí này khi kéo dây hết cỡ đầu ngón tay trỏ hoặc đầu ngón tay giữa chạm nhẹ vào mép. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được.
Neo ở cằm. Điểm neo ở cằm cằm cũng được ưa chuộng và chính xác. Khi kéo hết cỡ ngón tay trỏ của bạn tỳ vào cằm làm điểm tựa, thêm vào đó bạn kéo làm sao cho sợi dây chạm nhẹ vào đầu mũi của mình. Đây là một điểm tham chiếu thứ hai giúp bạn đảm bảo điểm neo cố định một chỗ.
Hình dưới đây cho bạn thấy mối quan hệ giữa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở các điểm neo khác nhau. Ví dụ ở cự ly gần tầm 10m, đường bay của mũi tên là đường thẳng.
Như bạn thấy, ở cự ly gần. Nếu bạn neo mũi tên gần mắt và ngắm bằng đầu mũi tên thì dường như là bạn ngắm vào đâu thì trúng đó. Nếu bạn neo ở khóe miệng thì để bắn trúng, bạn phải ngắm đầu mũi tên xuống phía dưới bia. Nếu bạn neo ở cằm thì bạn phải ngắm đầu mũi tên xuống thấp hơn nữa. Khi ngắm đầu mũi tên quá xa bia thì việc ngắm trở nên khó khăn vì bạn không có điểm tham chiếu đầu mũi tên với bia. Đó là lý do tại sao người mới nếu được chỉ cách neo ở mắt thì sẽ dễ dàng chinh phục điểm 10 ở cự ly gần. Tuy nhiên khi bắn ở cự ly xa thì điểm neo thấp lại cho việc ngắm dễ dàng hơn.
Hình dưới đây cho bạn thấy mối quan hệ giữa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở các điểm neo khác nhau ở cự ly xa, lúc này đường bay của mũi tên là đường parabox, càng ra xa mũi tên càng rơi xuống thấp.
Như bạn thấy, nếu neo ở mắt thì để bắn trúng thì phải ngắm đầu mũi tên lên rất cao so với bia. Việc ngắm bắn khó khăn do bạn không có điểm tham chiếu đầu mũi tên với bia. Nếu neo ở khóe miệng thì bạn ngắm đầu mũi tên cao hơn điểm 10 một chút. Và neo ở cằm thì bạn ngắm đầu mũi tên xuống dưới điểm 10 một chút. Bạn ngắm bắn dễ dàng ở điểm neo thấp vì bạn có thể tham chiếu đầu mũi tên gần với bia.
Kết Luận: Mỗi vị trí neo đều cho bạn những thuận lợi và khó khăn. Bạn nên chọn điểm neo nào phù hợp với cự ly bạn bắn nhiều nhất và tập cho thành thói quen.
8. NGẮM BẮN
Trước khi vào kỹ thuật ngắm bắn thì trước hết bạn phải tập được điểm neo cố định, và sải tay kéo của bạn cũng cố định có nghĩa là lần nào bạn cũng kéo draw length dài như nhau, không phải là lúc thì kéo ngắn, lúc thì kéo dài.
Phương pháp đầu tiên là bắn bằng bản năng. Tôi khuyên các bạn nên tập ít nhất một vài tháng cho đến khi làm chủ cự ly đến 18m. Tôi tin rằng nó không chỉ vui, thử thách mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng sau này. Thực sự bắn bằng bản năng thì bạn không ngắm, bạn chỉ nhìn mục tiêu và nâng cung lên, hướng về phía mục tiêu và bằng cảm tính. Một điểm hay của kỹ thuật này là chúng ta bắn rất tự nhiên, nhìn rất rõ mục tiêu. Bất kể bạn có mắt thuận hay không có mắt thuận, chúng ta đều có thể mở hai mắt nhìn mục tiêu mà bắn. Như bạn biết, khi mở hai mắt thì tầm quan sát rộng và thoải mái hơn là khi ngắm bắn bằng một mắt.
Khi bắn bằng bản năng, chúng ta chỉ cần tập trung nhìn vào mục tiêu mà không quan tâm tới bất cứ thứ gì khác. Ví dụ như bạn bắn trong đêm tối, chúng ta thậm chí không thể nhìn rõ cây cung hay mũi tên của mình, bạn chỉ nhìn thấy mục tiêu mà thôi.
Bắn bằng bản nay rất hay và thú vị, tuy vậy để giỏi theo lối bắn này thì cần nhiều thời gian và không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi. Và bạn khó làm chủ được độ tin cậy của lối bắn này. Nếu như bạn tập ở một không gian rộng lớn, thoáng đãng thì bắn trượt mục tiêu cũng không là vấn đề lớn. Nhưng ở Việt Nam, hầu hết chúng ta khó kiếm được nơi rộng rãi như vậy, một mũi tên sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thì chúng ta phải cẩn thận và không nên dùng kiểu bắn này nếu không đảm bảo an toàn.
Phương pháp ngắm bắn thứ hai là: ngắm bằng đầu mũi tên. Đây có lẽ là cách ngắm tự nhiên đến với chúng ta nhất. Phương thức là chúng ta canh chừng khoảng cách từ đầu mũi tên đến mục tiêu. Lý tưởng nhất là trường hợp chúng ta có thể dùng bia bắn làm nền để tham chiếu với đầu mũi tên như H1. Chúng ta dùng các vòng màu của bia bắn để tham chiếu khoảng cách từ đầu mũi tên tới điểm 10. Trường hợp thứ hai sẽ khó khăn hơn khi chúng ta không có gì để tham chiếu, ta phải ước lượng ,giả sử như ở hình 2, đầu mũi tên ở dưới điểm 10 khoảng 35 cm trên bia bắn thì sẽ bắn trúng.
Minh họa với người có mắt thuận hoặc nếu không có mắt thuận thì nhắm một mắt để ngắm
Phương pháp ngắm bắn thứ ba là : đánh dấu trên cung. Chúng ta có thể đánh dấu bằng bút, hay băng dính, decal… lên cung những cự ly thường bắn nhất.
Thực chất phương pháp đánh dấu trên cung có thể gọi là một loại thước ngắm, có điều là nó hoạt động khác với một thước ngắm cơ học, thay vì điều đầu ruồi lên /xuống, trái/phải thì chúng ta điều chỉnh tay cầm cung. Cái hay của phương pháp này là đánh dấu lên cung không phải là một phụ kiện, nó không có hình khối/ trọng lượng. Nó không làm mất đi vẻ đẹp đơn giản của một cây cung trần. Khi nào bạn chú tâm vào việc ngắm thì bạn chú ý vào những dấu đó, khi nào không muốn ngắm bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những dấu này và bắn bằng bản năng hoặc bất cứ phương pháp nào khác. Và bắn cách này vẫn rất giàu tính nghệ thuật bởi vì chúng ta chỉ làm dấu một số mốc cự ly chính, khi bắn thực tế những cự ly khác hay khi bắn bộ mũi tên khác thì cung thủ phải ước lượng để điều chỉnh tay cung.
Độ tin cậy của phương pháp đánh dấu trên cung là rất cao, nếu bạn dùng thước ngắm cơ học không tốt thì việc đầu ruồi bị lỏng ốc, chạy xê dịch là bình thường. Nhưng với đánh dấu thì bạn hoàn toàn yên tâm không lo dấu bị xê dịch. Một khi bạn đã có kỹ năng bắn ổn định- điểm neo cố định, sải tay cố định, thì bạn có thể tự tin bắn từ cự ly ngắn cho đến xa trong tầm kiểm soát an toàn. Đây là phương pháp tôi khuyên dùng nhất đối với các bạn yêu cung trần/ cung truyền thống vì nó không tốn tiền, ổn định, và độ chính xác khá cao.
Phương pháp ngắm bắn thứ tư: dùng thước ngắm. Đây là phương pháp ngắm bắn chính xác nhất và cũng cầu kỳ nhất. Đầu ruồi có thể điều chỉnh lên/ xuống/ trái /phải cho phép bạn tinh chỉnh từng vòng ren một. Khi bắn ta ngắm đầu ruồi vào điểm 10. Thước ngắm càng dài thì càng chính xác nhưng cũng khó dùng vì chỉ một rung động nhẹ của tay cung sẽ làm đầu ruồi xê dịch nhiều. Tuy nhiên bạn nên cảnh giác với những thước ngắm loại rẻ tiền hoặc loại beginer vì hiện tượng rung lỏng ốc có thể sảy ra.
Chú thích: với người không có mắt thuận mà vẫn muốn mở hai mắt ngắm bắn thì hình ảnh sẽ như thế này. Người không có mắt thuận mở hai mắt khi ngắm đầu mũi tên vào bia thì sẽ thấy hai đầu mũi tên mờ mờ như vậy. Khi ngắm bằng đánh dấu trên cung thì sẽ thấy 2 cửa sổ mờ mờ. Ngắm bằng thước ngắm thì sẽ thấy hai đầu ruồi mờ mờ. Như chúng ta biết ảnh bên trái do mắt phải nhìn thấy, ảnh bên phải do mắt trái nhìn thấy. Vì ta đang dùng cung tay phải, kéo dây cung bên phải nên ta canh ảnh bên trái với mục tiêu. Bản thân tôi không có mắt thuận và tôi vẫn ngắm bắn bằng hai mắt.
9.THẢ DÂY CUNG
Động tác thả dây cung ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của phát bắn. Bất kể điểm neo ở đâu, hay cách kéo dây như thế nào thì nguyên lý chung là tay giữ dây cung cần thả một cách tự nhiên và dọc theo đường bắn ( power line ). Người mới thường có xu hưởng vẩy bàn tay ra phía ngoài khi thả dây cung làm đuôi tên bị dao động.
10. THEO DÕI
Sau khi thả, tay cầm cung vẫn giữ nguyên ở vị trí đồng thời mắt nhìn theo mũi tên cho đến khi mũi tên cắm vào bia.Bạn chỉ nên hạ tay cầm cung xuống khi thấy mũi tên đã chạm vào bia.
Bài tập khuyên dùng để các bạn nhanh chóng tìm đường ngắm ổn định cho mình.
Khi mới tập, các bạn thường có tâm lý ham bắn nhanh, bắn xa, nhiều khi bắn tá lả. Đó không phải là cách tiến xa mà ngược lại tập chậm và chắc chắn ở giai đoạn đầu sẽ giúp bạn tiến xa nhanh hơn. Lời khuyên của tôi là ở bất cứ cự ly nào bạn cũng chỉ bắn trong tầm kiểm soát của mình và bài tập này sẽ giúp bạn từng bước đạt được sự ổn định nhanh hơn.
Trước tiên bạn tập bắn đúng đường tầm. Mục tiêu của bạn bây giờ không phải là nguyên bia hình tròn mà chỉ là một dải nằm ngang. Bạn cố gắng tìm ra điểm ngắm để mũi tên rơi đúng tầm đó là được.
Sau khi đã làm chủ đường tầm rồi, tức là bạn mũi tên của bạn nằm hết trên vạch ngang đó. Bạn chuyển qua tập bắn cho đúng hướng. Mục tiêu của bạn bây giờ chỉ là cho mũi tên vào vạch dọc là được.
Cuối cùng bạn kết hợp hai đường ngắm lại => happy arrows. Mỗi khi mũi tên bị lệch hướng hay lệch tầm thì bạn lại tập lại từng kỹ năng một rồi bạn lại có happy arrows.
PHẦN MỞ RỘNG
1.Định nghĩa về cung trần.
FITA- World Archery, định nghĩa bare bow- cung trần là cung không được bất cứ thứ gì trợ giúp cho việc ngắm bắn và chống rung. Họ định nghĩa phụ kiện theo chức năng của nó. Như vậy trên cung không được có bất cứ thứ gì có thể dùng để tham chiếu giúp cho việc ngắm bắn, không được có bất kỳ một dấu vết nào, ngay cả vân gỗ cũng không được. Nhưng cho phép dùng một số phụ kiện như plunger, quả nặng, limb saver, dây quấn ở tay để giữ riser. Ngay cả sợi dây cũng không được có bất cứ dấu hiệu nào giúp cho việc ngắm bắn. Cung trần được thi đấu từ năm 1969. Đến nay có 3 giải cho cung trần là bắn target, field và 3D.
Định nghĩa cung trần của một số tổ chức khác như thì theo về nghĩa đen, có nghĩa là cung trần là cung không dùng các phụ kiện giúp cho việc ngắm bắn và chống rung. Các phụ kiện được hiểu là những vật có hình khối và trọng lượng đáng kể. Tôi là người thích sự thẩm mỹ, vẻ đẹp mộc mạc đơn giản của cung trần nên tôi đồng ý với khái niệm này hơn. Cây cung với hai cánh cung móc vào sợi dây là đã là một sản phẩm hoàn thiện rồi, một số chi tiết rất nhỏ như nút bông giảm thanh gắn lên sợi dây hay vạch đánh dấu trên cửa sổ không làm thay đổi hình dạng ban đầu, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cây cung.
2.Kéo dây cung bằng 3 ngón tay dưới mũi tên.
Nếu kéo dây cách này thì phải đảm bảo mũi tên được cài chắc chắn vào dây cung và được cố định bởi hai vòng kim loại nhỏ được bấm kẹp vào dây cung hoặc buộc hai mối chỉ vào dây. Hai vòng kim loại hay hai nút chỉ đó giúp đuôi mũi tên bám chắc vào sợi dây khi kéo. Sẽ rất nguy hiểm nếu như đang kéo mà đuôi mũi tên bật ra ngoài ý muốn khỏi sợi dây. Quả thật là kéo dây kiểu này có nhiều bất tiện. Cài mũi tên chậm hơn, bắn chậm hơn và không chắc chắn như cách trên. Cho nên kỹ thuật này chỉ áp dụng được với lối bắn tĩnh, không thích hợp với các tình huống vận động như kiểu bắn nhanh,bắn mục tiêu di động.
Nhưng tại sao lại có lối kéo dây như vậy? Theo tôi,kỹ thuật này mới ra đời vài chục năm gần đây do FITA giới thiệu với một số mục đích. Một là để huấn luyện cho VĐV mới, giúp họ nhanh chóng bắn trúng mục tiêu ở cự ly gần, sau đó mới tập cách kéo kiểu split finger để bắn cự ly xa hơn.
Ví dụ bắn ở cự ly gần khi tầm bắn của cung là đường thẳng 5-10m , mũi tên được neo ngay gần mắt thì cung thủ ngắm dọc theo mũi tên vào bia, ngắm đâu trúng đó. Rất dễ dàng.
Thứ nữa là kỹ thuật kéo dây này ra đời để “ đối phó” với luật thi đấu cung trần của FITA. Như đã nói ở trên luật FITA không cho phép bất cứ hình thức trợ giúp việc ngắm nên cung thủ chỉ có thể ngắm bằng đầu mũi tên. Vậy thì họ phải tìm cách để sao cho ở những cự ly khác nhau họ vẫn có thể ngắm sao cho đầu mũi tên gần với điểm 10 nhất có thể, để cho đầu mũi tên có back ground là các vòng màu của bia bắn, dễ dàng hơn cho việc ngắm, chứ nếu ngắm đầu mũi tên vào bãi cỏ hay vào một nền đen tuyền thì rất khó xác định chính xác. Để giải quyết bài toán đó, kỹ thuật kéo dây string walking ra đời và kết hợp với một số cách ngắm khác.
Ngắm bắn bằng phương pháp string walking
Nói về vật lý, giả sử 2 đầu cánh cung lực ngang bằng nhau. Vị trí kéo dây thực ra không phải ở trung điểm dây cung mà hơi thấp một chút về phía dưới. Do đó có thể nói là cánh cung phía dưới ngắn hơn cánh cung phía trên, mà cả hai cánh đều bị kéo một khoảng dài như nhau. Nên cánh phía dưới cho lực OX lớn hơn lực của cánh phía trên là OY. Kết quả là hợp lực tác động vào mũi tên là OZ có hướng dìm mũi tên xuống dưới. Càng kéo dây cung ở vị trí thấp thì mũi tên càng đi xuống và ngược lại. Cung thủ lợi dụng đặc tính vật lý này để kết hợp những điểm kéo dây khác nhau với những điểm neo khác nhau để bắn ở những cự ly khác nhau. Và vậy là ra đời kỹ thuật string walking kết hợp với face walking.
Face walking. Vị trí kéo dây không đổi, chỉ thay đổi vị trí điểm neo. Kỹ thuật ngắm face walking áp dụng được với cả hai cách kéo dây: kẹp mũi tên và ba ngón tay đặt dưới mũi tên.
Minh họa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở cự ly gần
Minh họa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở cự ly xa.
String walking kết hợp với face walking.
Giả sử ở cự ly 10m, lực cung 40#, mũi tên đặt ngay dưới mắt, mũi tên sẽ bay chếch lên cao một chút so với tia ngắm. Cung thủ kéo dây ở vị trí thấp- ví dụ dưới mũi tên ba đốt ngón tay, để dìm mũi tên xuống thấp cho gần trùng với tia ngắm.
Giả sử ở cự ly 50m, lực cung 40#. Lúc này đường bay của mũi tên không còn thẳng nữa mà là đường parabol. Nếu neo ở mắt thì phải ngắm đầu mũi tên ở rất cao so với bia bắn- khó xác định. Cung thủ đổi sang neo ở khóe miệng. Đường bay của mũi tên sẽ chếch lên cao và rơi gần điểm ngắm hơn. Để giúp thêm cho đường bay chếch lên cao, cung thủ đặt vị trí kéo dây cao nhất có thể là ngay dưới mũi tên.
Kết hợp ngắm bằng mũi tên và string walking. Ở phương pháp này, điểm neo giữ cố định, chỉ thay đổi vị trí kéo dây cung.
3. Cách kéo dây của phương Tây và phương Đông.
Tại sao cung phương Tây mũi tên kê bên trái còn cung phương Đông mũi tên lại kê bên phải? Điều này được giải thích vì cách kéo dây khác nhau.
Phương Tây kéo dây bằng 3 ngón tay. Khi kéo, sợi dây hơi bị xoắn một chút và có xu hướng ép mũi tên về bên phải. Vì vậy mũi tên được đặt bên trái nên khi kéo thì mũi tên sẽ được ép về phía thành cung và không bị rơi ra ngoài.
Trong khi đó, phương Đông kéo dây dùng sức ngón tay cái và ngón trỏ. Tôi nói chung về kiểu kéo dây của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Butan, Turkish. Ngón tay cái đeo nhẫn để kéo cho đỡ đau tay, ngón tay trỏ phụ thêm sức đồng thời ép mũi tên về bên trái sát với thành cung. Vì vậy mũi tên kê bên phải của cung. Khi kéo dây, mũi tên có xu hướng áp sát vào thành cung. Tôi cho rằng cách này cho phép cài mũi tên vào dây nhanh hơn kiểu phương Tây vì tay kéo dây và mũi tên cài cùng một phía.
Khi bạn nhận ra hướng mũi tên ép vào thành cung như vậy thì với kéo dây kiểu phương Đông, các bạn thuận tay phải có thể dùng cung tay trái hoặc các bạn thuận tay trái cũng có thể dùng cung tay phải.
Phần này hướng dẫn các bạn một số động tác warm up trước khi tập. Nếu bạn đã từng bị dây cung đập bầm tím ở cánh tay thì đó chỉ là do bạn cầm cung chưa đúng cách mà thôi. Bạn đừng lo, tài liệu sẽ hướng dẫn bạn cách chỉnh tay lại cho đúng. Đa số các bạn mới thấy khó khăn khi kéo dây cung, tay rung bần bật. Đó không hẳn là do thể lực bạn yếu mà nhiều khi là do tư thế kéo dây của bạn chưa đúng, do đó chưa phát huy tối đa sức mạnh của bạn. Chỉ khi bạn đã tập được tư thế tốt rồi, lúc đó bạn mới biết lực cung tối đa mình dùng được là bao nhiêu để sau đó đầu tư mua bộ cung tốt dùng lâu dài với sức kéo phù hợp.
Qua tài liệu bạn sẽ hiểu thêm tại sao ngoài cách kéo dây bằng ba ngón tay ( split finger) lại có cách kéo dây bằng ba ngón tay ở dưới mũi tên ( under finger) cũng như cách kéo dây bằng ngón tay cái đối với dòng Asian bow. Tại sao cung phương Tây thì mũi tên kê bên trái trong khi cung Asian lại kê mũi tên bên phải.
Bạn sẽ hiểu hơn tại sao lại có nhiều điểm neo mũi tên, lợi thế của các điểm neo khác nhau như thế nào. Tại sao có người neo mũi tên gần mắt, có người neo mũi tên ở miệng, có người neo mũi tên ở cằm.
Về các phương pháp ngăm bắn, bạn sẽ đi từ bắn theo bản năng rồi tới ngắm bắn, bạn được giới thiệu về các phương pháp phổ biến nhất như ngắm bắn bằng đầu mũi tên ( gap shooting ), ngắm bắn bằng đánh dấu trên cung ( mark on bow ), và dùng thước ngắm. Phương pháp nào đơn giản, không tốn tiền mà lại đáng tin cậy và hiệu quả cao.
Tài liệu hơi dài và có nhiều hình minh họa nên mình share link cho tiện.

Bắn cung căn bản dành cho người mới bắt đầu P3

Bắn cung từ lâu đã được ghi nhận là một môn thể thao tốt để rèn luyện sức khỏe và cũng là một môn tuyệt vời để rèn luyện tinh thần. Từ trẻ em cho tới người cao tuổi đều có thể tập bắn cung. Tôi mong tài liệu này sẽ giúp ích cho những bạn mới cũng như những hướng dẫn viên clb/ khu bắn cung giải trí. Tài liệu đưa ra những kiến thức và chỉ dẫn căn bản nhất giúp bạn tự thực hành hiệu quả và an toàn.
Tuy rằng kỹ thuật bắn cung và phần lớn hình minh họa trong tài liệu này theo lối bắn cung phương Tây nhưng nhiều phần các bạn vẫn có thể áp dụng cho các loại cung khác ví dụ như kỹ thuật ngắm bắn, chọn mũi tên. Tôi chọn lọc dịch tài liệu từ sách huấn luyện của FITA- tiền thân của World Archery hiện nay, hiệp hội bắn cung Canada và kinh nghiệm bản thân. Các bạn mới tập nên bắt đầu từ cung trần/longbow để nắm được kỹ thuật và hiểu rõ về cung tên. Cây cung longbow đơn giản thế mà vẫn làm say mê biết bao người. Có thể nói rằng trong gia đình cung tên thì longbow là cái gốc, những loại cung sau này như recurve, recurve olympic, compound là các nhánh cây. Một khi bạn đã hiểu rõ cái gốc thì bạn cũng sẽ nhanh chóng thích nghi với các loại cung khác.
Chúc các bạn tập an toàn, vui thích với môn thể thao – nghệ thuật này!
Nha Trang, ngày 31 tháng 5 năm 2014
Cung Thủ

Kiều Hưng
CHƯƠNG 3:
KỸ THUẬT BẮN CUNG
( áp dụng với longbow/recurve hiện đại )
Vài tâm sự về bắn cung.
Có nhiều bạn băn khoăn không biết chọn cây cung nào đầu tiên. Theo tôi, nếu bạn chưa từng chơi loại nào thì bất cứ cây cung nào cũng đem đến những trải nghiệm thú vị. Bạn hãy tham khảo những nguồn cung cấp hiện có và chọn một cây giá vừa phải cho người mới. Và cũng như các môn khác, đừng nghĩ rằng bạn sẽ mua một cây đắt tiền, thật tốt và dùng nó suốt đời. Bởi vì ngay cả khi bạn chỉ chọn một dòng cung thì qua thời gian trải nghiệm bạn sẽ phát hiện ra những điều mới, thể lực thay đổi, sở thích thay đổi nên bạn cũng sẽ có nhu cầu nâng cấp, chuyển đổi sau này. Tôi thường bắn bắn target, field. Ban đầu tôi thích cung ngắn gọn nên chọn một cây Samick 62’’ tay cầm gỗ, rồi tôi nhận ra rằng cung dài và nặng thì bắn êm hơn nên chuyển sang cây SF aixiom 66’’ chuẩn ILF. Rồi tôi lại nhận ra riser 21’’ hơi hạn chế tầm nhìn khi ngắm bắn nên đổi sang riser 23’’ rồi 25’’. Với kiểu bắn mục tiêu di động, bắn đĩa bay thì tôi thích nhất dùng longbow riser gỗ.
Tôi cho rằng, đối với đại đa số người chơi chúng ta đến với bắn cung vì sở thích, chúng ta là những cung thủ tự do, không ràng buộc vào những luật lệ quốc tế mà có khi chúng ta chẳng bao giờ tham sự giải đấu đó, cũng không phải vì thi đấu thành tích cao giành huy chương nên điều quan trọng nhất là an toàn, vui, dễ bắn, kiểm soát mũi tên của mình trong tầm an toàn chỉ với một cây cung đơn giản nhất có thể mà không cần gắn thêm nhiều phụ kiện. Vì vậy tôi soạn tài liệu này theo tinh thần đó.
Để cảm nhận trọn vẹn niềm vui của việc khai phá bản thân cũng như thấy sự tiến bộ của mình, theo tôi bạn hãy dành một thời gian cách bắn bằng cảm tính trước tiên. Cũng giống như khi bạn ném một viên đá, bạn không hề ngắm, vậy mà vẫn trúng đích. Sau khi đã có cảm giác bắn, mũi tên trong tầm 18m không ra ngoài bia 60x60 cm, thì bạn mới bắt đầu quan tâm đến phương pháp ngắm.
Tôi khuyên các bạn nên bắt đầu tập loại cung trần - là cung không lắp các thiết bị hỗ trợ, để hiểu bản chất của bắn cung cho đến khi đạt đến một trình độ nhất định. Ít nhất là kiểm soát được cự ly 18m, rồi nếu muốn, mới chuyển sang loại cung dùng phụ kiện.
Trong quá trình tập luyện, ở bất kỳ cự ly nào, một khi bạn thấy hiện tượng mũi tên vượt qua tầm an toàn của bia bắn ( khuyến cáo là phạm vi 60x60cm). Thì bạn nên dừng lại, tạm nghỉ rồi bắn tiếp. Có thể bạn mệt hoặc lúc này tâm lý không tốt. Đừng cố, nếu cố mũi tên của bạn có thể ra ngoài bia, nhẹ thì hư hỏng mũi tên, nặng hơn thì có thể gây hại cho tài sản hoặc người khác.
Xin nhắc lại với bạn đọc rằng trước khi bắt đầu vào phần kỹ thuật, giả sử rằng bạn đã chọn được một cây cung phù hợp với sở thích/nhu cầu của bạn, phù hợp với mắt thuận/tay thuận, và phù hợp với thể lực, sải tay của bạn. Mời xem lại lời khuyên ở phần 2.
CĂN BẢN VỀ BẢO QUẢN VÀ KIỂM TRA THIẾT BỊ
- Khi không sử dụng, cung được tháo dây và để nằm ngang, không nên dựng đứng cung
- Tuyệt đối không bắn cung mà không có mũi tên, hư hại có thể sảy ra với cánh cung.
- Không để ở nơi có nhiệt độ cao
- Thường xuyên kiểm tra cung xem có bị rạn nứt, gãy hay hư hỏng không, nếu có cần phát hiện sớm để sửa chữa hoặc thay thế
Trước khi bắn, bạn nên kiểm tra tình trạng của cung, tên, dây là vẫn tốt:
- Kiểm tra cánh cung có bị vặn xoắn không.
- Lựa chọn dây cung có chiều dài phù hợp với cung. Thường dây cung recurve thường ngắn hơn cung 4 inch , dây longbow thường ngắn hơn cung 3’’. Và kiểm tra brace height theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Brace height thấp quá sẽ làm dây bật vào cổ tay khi bắn.
- Thường xuyên kiểm tra dây cung xem có đứt, mòn hay không đặc biệt là chỗ tiếp xúc dây cung và đầu móc , đây là vị trí dây hay bị mòn, đứt nhất.
- Kiểm tra mũi tên xem có có bị nứt gãy, tước sớ gỗ, đầu và đuôi mũi tên có chắc chắn không, đuôi mũi tên có bị bong tróc không. Nếu phát hiện hư hại sớm có thể sửa chữa kịp thời, thiết bị sử dụng được lâu bền hơn.
Một số hình ảnh ví dụ về cung trần:

Hình bên trái là một cây longbow Reflect- deflect tháo rời hai đoạn và một cây longbow thẳng nguyên cây do Cung Thủ chế tác.
Hình bên phải là một cây cung recurve ILF của hãng SF. Cây cung này có sẵn các vị trí để gắn thước ngắm, chống rung. Để bắn ta cần phải dùng arrow rest ( để kê mũi tên). Nếu bắn mũi tên đuôi nhựa ( vane ) thì ta cần lắp thêm plunger.
CÁCH LÊN DÂY CUNG
Để bảo quản tốt thì cung chỉ được lên dây khi sử dụng, sau khi dùng xong thì nên tháo dây cung ra để cho cánh cung đỡ mỏi. Để lên dây và tháo dây các bạn nên dùng một dụng cụ dùng để lên dây cung, tiếng Anh gọi là bow stringer ( cái lên dây cung ). Cái này rất đơn giản, có thể tự làm được, nó giúp lên dây cung cân đối, không bị vặn xoắn cánh cung. Đối với long bow thì lên dây/ tháo dây bằng tay khá đơn giản và an toàn, chỉ cần lồng một đầu dây vào một đầu cung và tỳ xuống đất, tỳ đầu gối vào cánh cung và dùng tay vít cánh cung còn lại xuống và lồng đầu dây còn lại là xong. Tuy nhiên với cung recure do cánh cung uốn ngược về phía trước nên nếu lên dây bằng tay nhiều lần không chuẩn có thể làm cánh cung bị vênh. Do đó nhà sản xuất luôn khuyên dùng bow stringer với cung recurve. Đây là hình minh họa một số cách dùng bow stringer:
Một số động tác khởi động trước khi tập.




CÁC BƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH BẮN CUNG.
10 bước cơ bản khi bắn cung để giúp cung thủ làm đúng các động tác và nhịp điệu.
- Vào vị trí đứng
- Cài mũi tên
- Chuẩn bị tay kéo dây
- Chuẩn bị tay cầm cung
- Cánh tay cầm cung
- Kéo cung
- Điểm neo
- Giữ và ngắm bắn
- Thả dây
- Theo dõi mũi tên
1.Vào vị trí đứng
Tư thế bắn căn bản nhất là tư thế đứng với cung cầm thẳng. ( Với lối bắn field thì còn có các tư thế khác như bắn quì, bắn chúi xuống thấp hoặc bắn chổng lên cao )
Đứng vuông góc với hướng bắn. Đường thẳng đi qua hai vai thẳng hàng với hướng bắn. Tay cầm cung hướng thẳng với bia, mặt quay sang phải 90 độ với hướng bắn ( áp dụng cho người dùng cung tay phải) người dùng cung tay trái làm ngược lại) hai bàn chân duỗi rộng ngang vai, bàn chân song song với nhau hoặc hơi chếch hình chữ V, trọng tâm cơ thể dồn đều lên phía trước bàn chân.
Cách đứng thứ hai, bàn chân trái hơi lệch về phía trái so với hướng bắn

2. CÀI MŨI TÊN
Cài mũi tên sao cho mũi tên vuông góc tương đối với dây cung ( tốt nhất là từ vị trí vuông góc trở lên 5-6 mm ) và lá định vị hướng ra ngoài. Bạn cầm mũi tên ở phía gốc mũi tên hoặc cầm ở đuôi mũi tên .Nhưng không được cầm vào vane/ lông vũ.

3. TAY KÉO DÂY CUNG
Theo kiểu của phương Tây, người ta kéo dây cung bằng 3 ngón tay, kẹp đuôi mũi tên vào giữa ngón tay trỏ và hai ngón giữa & ngón đeo nhẫn như hình sau:

Tôi khuyên các bạn nên kéo dây bằng cách này. Kỹ thuật này có từ thời xưa và đến bây giờ vẫn là cách được ưa dùng hơn cả. Bằng chứng là không chỉ thợ săn, dân chơi bắn giải trí mà cả vận động viên bắn target cũng kéo dây kiểu đó. Vì kéo dây bằng cách này không chỉ chắn chắn, ổn định mà cũng linh hoạt nữa. Ngay cả nếu dùng nock có bị lỏng thì kẹp đuôi mũi tên giữa các ngón tay chặt lại một chút vẫn bắn được.
4.TAY CẦM CUNG
Bạn nào ngày đầu tập cung mà bị dây đập vào cánh tay như vậy thì cũng đừng lo nhé. Tôi sẽ chỉ bạn cách chỉnh khủy tay lại.

Tư thế tay không đúng. Đây là cách mà các bạn chưa được chỉ dẫn thường bị dây đập vào cánh tay. Như bạn thấy phần khủy tay khuỳnh ra phía dây cung, vì vậy khi buông dây thì sợi dây sẽ đập vào tay.

Đây là cách cầm cung đúng. . Cánh tay cầm cung giang thẳng ra phía trước, cổ tay thẳng với cánh tay. Cầm cung vừa phải, không nắm thật chặt. Khủy tay xoay ra phía ngoài. Như bạn thấy, cánh tay cách ra khỏi dây cung vì vậy khi thả dây thì dây không bị chạm vào tay. Thậm chí bạn không cần mang bảo hộ armguard cũng được.
Bạn có thể tập động tác tay cầm cung đúng như sau.

Đầu tiên bạn đang ở tư thế tự nhiên- là tư thế chưa đúng ( H1). Bạn úp bàn tay xuống đất, bạn sẽ thấy khủy tay xoay theo chiều kim đồng hồ, và nó trở nên “ phẳng” hơn( H2). Giữ nguyên khủy tay như vậy, bạn xoay cổ tay ngược chiều kim đồng hồ, bạn thấy khủy tay vẫn phẳng như cũ (H3). Bạn nắm tay lại làm như đang cầm cung( H4). Vậy là bạn đã tập được tay cầm cung đúng. Khi đã biết cách thì bạn chỉ cần 1s để làm động tác này.
Một lỗi thường gặp nữa ở những người mới là cổ tay cầm cung không thẳng với cánh tay mà lại hoặc là quẹo vào trong hoặc quẹo ra ngoài. Kết quả là tay cầm không có sức, khó bắn, và làm dây cung chạm vào cánh tay.

Để cầm cung đúng tôi đề nghị bạn làm một bài tập đơn giản như sau ( minh họa cho cung tay phải). Bạn xòe bàn tay ra, ướm cung đã móc dây vào lòng bàn tay. Trong khi bàn tay cầm cung vẫn xòe như vậy, bạn kéo dây cung về phía sau như khi bắn thật rồi từ từ trả dây về phía trước sao cho cung luôn tỳ vào bàn tay trái đủ chặt mà không rơi. Khi bạn kéo dây tới lui như vậy, tự nhiên phản xạ của bạn sẽ điều chỉnh cổ tay thẳng với cánh tay, bởi nếu không làm thế thì rất ngượng nghịu và khó kéo. Khi tay bạn chuẩn rồi thì bạn nắm nhẹ bàn tay cầm cung lại, chỉ nhẹ vừa đủ để giữ cung không rơi là được. Nếu bạn cầm siết chặt cung quá, tay bạn sẽ không linh hoạt và còn làm cung không ổn định, dễ bị rung nữa.

Ferguson- Robin Hood thời nay.
6. KÉO CUNG
Cách thứ nhất là đưa cung từ dưới thấp lên ngang tầm bắn rồi bắt đầu kéo.
Cách thứ hai là đưa cung từ dưới thấp lên cao một chút ngang tầm mắt rồi bắt đầu kéo, tay cầm cung từ từ hạ xuống ngang tầm bắn.
Khủy tay nâng bằng hoặc cao hơn một chút so với đường bắn. Đường bắn là đường thẳng đi qua mũi tên.
Tôi khuyên các bạn mới cầm cung cách thứ nhất. Mũi tên hướng vào bia rồi bắt đầu kéo. Nếu lỡ tuột tay thì mũi tên sẽ không vượt cao quá khung bia.(Trong phim ảnh đôi khi chúng ta thấy tư thế kéo cung từ trên cao rồi đưa xuống, bạn phải rất cẩn thận, mũi tên có thể vượt quá tường rào gây mất an toàn khi chẳng may bạn kéo tuột tay hoặc cò kéo bị tuột như trường hợp một sự cố sảy ra với một bạn dùng cung 3 dây)

Khi kéo hết cỡ đến điểm neo thì khủy tay và sợi dây nằm trên một mặt phẳng. Hình minh họa trên đối với điểm neo ở dưới cằm. Đây là điểm neo tốt nhất về lý thuyết. Nó chắc chắn, có hai điểm tham chiếu là cằm và mũi. Khi neo ở cằm thì cánh tay kéo dây có vị trí tốt cho sức mạnh tốt nhất và khủy tay cũng nằm gần nhất với mặt phẳng dây cung. Những vị trí neo khác như mắt,má, miệng thì khủy tay có xu hướng khuỳnh ra bên ngoài một chút so với neo ở cằm.

Các bạn mới thường thấy khó khăn trong việc kéo cung vì các bạn chưa biết cách khai thác sức mạnh của mình do tư thế sai. Hai lỗi phổ biến nhất là khủy tay kéo thấp hơn đường bắn và khủy tay khuỳnh ra phía ngoài mặt phẳng dây cung.

7.ĐIỂM NEO
Điểm neo là điểm đặt của đuôi mũi tên. Điểm neo mũi tên ở đâu là yếu tố quan trọng, cùng với cách ngắm dẫn đến mũi tên sẽ đi về đâu. Trước hết chúng ta hãy tập phương pháp ngắm bắn với chỉ một điểm neo cố định.
Điểm neo có nhiều tùy chọn là: dưới mắt, gò má, mũi,miệng,cằm. Điều quan trọng là một khi chọn một điểm neo nhất định thì mọi lượt bắn phải đặt chính xác vào điểm neo đó. Theo giáo trình của FITA ngày trước, ban đầu VĐV tập điểm neo gần mắt cho dễ bắn cự ly gần. Sau đó họ sẽ tập điểm neo ở cằm. Điểm neo cao thích hợp với cự ly gần. Ở cự ly xa thì điểm neo thấp dễ ngắm hơn. Điểm neo thấp cũng tối ưu lực kéo hơn.
Như bạn thấy với điểm neo cao- ở gần mắt thì cẳng tay và bắp tay tạo thành một góc nhọn. Góc càng rộng thì tay bạn kéo càng yếu. Với vị trí neo ở mép thì góc này đã giảm đi đáng kể. với điểm neo ở cằm thì góc này gần như bằng không và cánh tay kéo dây thẳng hàng với cánh tay cầm cung. Ở vị trí này bạn phát huy tối đa sức mạnh của cơ tay và cơ lưng. Thực ra ban đầu của chu kỳ kéo thì lực kéo ở cánh tay, nhưng khi bạn kéo hết tầm đến điểm neo và khủy tay bạn ép sâu ra phía sau, nằm trong mặt phẳng dây cung thì lực kéo dồn về cơ lưng. Đây là kỹ thuật tốt nhất, vì lực cơ lưng khỏe hơn lực tay nên bạn phát huy được tối đa sức mạnh của mình.

Điểm neo cao- gần mắt Neo ở khóe miệng và neo ở cằm
Neo ở mắt. Khi mới tập bạn sẽ thấy ngắm bắn khá dễ dàng với điểm neo gần mắt vì cho phép đường ngắm từ mắt và mũi tên, gần giống với đường bắn thực( đường thẳng từ mũi tên tới bia) . Tuy nhiên ở tư thế điểm neo cao lực kéo không được mạnh bằng điểm neo thấp. Tay kéo dây không có điểm tựa vững chắc.
Neo ở khóe miệng. Đây là điểm neo được nhiều người bắn theo lối truyền thống ưa thích. Ở vị trí này khi kéo dây hết cỡ đầu ngón tay trỏ hoặc đầu ngón tay giữa chạm nhẹ vào mép. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được.
Neo ở cằm. Điểm neo ở cằm cằm cũng được ưa chuộng và chính xác. Khi kéo hết cỡ ngón tay trỏ của bạn tỳ vào cằm làm điểm tựa, thêm vào đó bạn kéo làm sao cho sợi dây chạm nhẹ vào đầu mũi của mình. Đây là một điểm tham chiếu thứ hai giúp bạn đảm bảo điểm neo cố định một chỗ.
Hình dưới đây cho bạn thấy mối quan hệ giữa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở các điểm neo khác nhau. Ví dụ ở cự ly gần tầm 10m, đường bay của mũi tên là đường thẳng.

Như bạn thấy, ở cự ly gần. Nếu bạn neo mũi tên gần mắt và ngắm bằng đầu mũi tên thì dường như là bạn ngắm vào đâu thì trúng đó. Nếu bạn neo ở khóe miệng thì để bắn trúng, bạn phải ngắm đầu mũi tên xuống phía dưới bia. Nếu bạn neo ở cằm thì bạn phải ngắm đầu mũi tên xuống thấp hơn nữa. Khi ngắm đầu mũi tên quá xa bia thì việc ngắm trở nên khó khăn vì bạn không có điểm tham chiếu đầu mũi tên với bia. Đó là lý do tại sao người mới nếu được chỉ cách neo ở mắt thì sẽ dễ dàng chinh phục điểm 10 ở cự ly gần. Tuy nhiên khi bắn ở cự ly xa thì điểm neo thấp lại cho việc ngắm dễ dàng hơn.
Hình dưới đây cho bạn thấy mối quan hệ giữa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở các điểm neo khác nhau ở cự ly xa, lúc này đường bay của mũi tên là đường parabox, càng ra xa mũi tên càng rơi xuống thấp.

Như bạn thấy, nếu neo ở mắt thì để bắn trúng thì phải ngắm đầu mũi tên lên rất cao so với bia. Việc ngắm bắn khó khăn do bạn không có điểm tham chiếu đầu mũi tên với bia. Nếu neo ở khóe miệng thì bạn ngắm đầu mũi tên cao hơn điểm 10 một chút. Và neo ở cằm thì bạn ngắm đầu mũi tên xuống dưới điểm 10 một chút. Bạn ngắm bắn dễ dàng ở điểm neo thấp vì bạn có thể tham chiếu đầu mũi tên gần với bia.
Kết Luận: Mỗi vị trí neo đều cho bạn những thuận lợi và khó khăn. Bạn nên chọn điểm neo nào phù hợp với cự ly bạn bắn nhiều nhất và tập cho thành thói quen.
8. NGẮM BẮN
Trước khi vào kỹ thuật ngắm bắn thì trước hết bạn phải tập được điểm neo cố định, và sải tay kéo của bạn cũng cố định có nghĩa là lần nào bạn cũng kéo draw length dài như nhau, không phải là lúc thì kéo ngắn, lúc thì kéo dài.
Phương pháp đầu tiên là bắn bằng bản năng. Tôi khuyên các bạn nên tập ít nhất một vài tháng cho đến khi làm chủ cự ly đến 18m. Tôi tin rằng nó không chỉ vui, thử thách mà còn giúp bạn phát triển kỹ năng sau này. Thực sự bắn bằng bản năng thì bạn không ngắm, bạn chỉ nhìn mục tiêu và nâng cung lên, hướng về phía mục tiêu và bằng cảm tính. Một điểm hay của kỹ thuật này là chúng ta bắn rất tự nhiên, nhìn rất rõ mục tiêu. Bất kể bạn có mắt thuận hay không có mắt thuận, chúng ta đều có thể mở hai mắt nhìn mục tiêu mà bắn. Như bạn biết, khi mở hai mắt thì tầm quan sát rộng và thoải mái hơn là khi ngắm bắn bằng một mắt.

Khi bắn bằng bản năng, chúng ta chỉ cần tập trung nhìn vào mục tiêu mà không quan tâm tới bất cứ thứ gì khác. Ví dụ như bạn bắn trong đêm tối, chúng ta thậm chí không thể nhìn rõ cây cung hay mũi tên của mình, bạn chỉ nhìn thấy mục tiêu mà thôi.
Bắn bằng bản nay rất hay và thú vị, tuy vậy để giỏi theo lối bắn này thì cần nhiều thời gian và không phải ai cũng đủ kiên trì để theo đuổi. Và bạn khó làm chủ được độ tin cậy của lối bắn này. Nếu như bạn tập ở một không gian rộng lớn, thoáng đãng thì bắn trượt mục tiêu cũng không là vấn đề lớn. Nhưng ở Việt Nam, hầu hết chúng ta khó kiếm được nơi rộng rãi như vậy, một mũi tên sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, thì chúng ta phải cẩn thận và không nên dùng kiểu bắn này nếu không đảm bảo an toàn.
Phương pháp ngắm bắn thứ hai là: ngắm bằng đầu mũi tên. Đây có lẽ là cách ngắm tự nhiên đến với chúng ta nhất. Phương thức là chúng ta canh chừng khoảng cách từ đầu mũi tên đến mục tiêu. Lý tưởng nhất là trường hợp chúng ta có thể dùng bia bắn làm nền để tham chiếu với đầu mũi tên như H1. Chúng ta dùng các vòng màu của bia bắn để tham chiếu khoảng cách từ đầu mũi tên tới điểm 10. Trường hợp thứ hai sẽ khó khăn hơn khi chúng ta không có gì để tham chiếu, ta phải ước lượng ,giả sử như ở hình 2, đầu mũi tên ở dưới điểm 10 khoảng 35 cm trên bia bắn thì sẽ bắn trúng.

Minh họa với người có mắt thuận hoặc nếu không có mắt thuận thì nhắm một mắt để ngắm
Phương pháp ngắm bắn thứ ba là : đánh dấu trên cung. Chúng ta có thể đánh dấu bằng bút, hay băng dính, decal… lên cung những cự ly thường bắn nhất.

Thực chất phương pháp đánh dấu trên cung có thể gọi là một loại thước ngắm, có điều là nó hoạt động khác với một thước ngắm cơ học, thay vì điều đầu ruồi lên /xuống, trái/phải thì chúng ta điều chỉnh tay cầm cung. Cái hay của phương pháp này là đánh dấu lên cung không phải là một phụ kiện, nó không có hình khối/ trọng lượng. Nó không làm mất đi vẻ đẹp đơn giản của một cây cung trần. Khi nào bạn chú tâm vào việc ngắm thì bạn chú ý vào những dấu đó, khi nào không muốn ngắm bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những dấu này và bắn bằng bản năng hoặc bất cứ phương pháp nào khác. Và bắn cách này vẫn rất giàu tính nghệ thuật bởi vì chúng ta chỉ làm dấu một số mốc cự ly chính, khi bắn thực tế những cự ly khác hay khi bắn bộ mũi tên khác thì cung thủ phải ước lượng để điều chỉnh tay cung.
Độ tin cậy của phương pháp đánh dấu trên cung là rất cao, nếu bạn dùng thước ngắm cơ học không tốt thì việc đầu ruồi bị lỏng ốc, chạy xê dịch là bình thường. Nhưng với đánh dấu thì bạn hoàn toàn yên tâm không lo dấu bị xê dịch. Một khi bạn đã có kỹ năng bắn ổn định- điểm neo cố định, sải tay cố định, thì bạn có thể tự tin bắn từ cự ly ngắn cho đến xa trong tầm kiểm soát an toàn. Đây là phương pháp tôi khuyên dùng nhất đối với các bạn yêu cung trần/ cung truyền thống vì nó không tốn tiền, ổn định, và độ chính xác khá cao.
Phương pháp ngắm bắn thứ tư: dùng thước ngắm. Đây là phương pháp ngắm bắn chính xác nhất và cũng cầu kỳ nhất. Đầu ruồi có thể điều chỉnh lên/ xuống/ trái /phải cho phép bạn tinh chỉnh từng vòng ren một. Khi bắn ta ngắm đầu ruồi vào điểm 10. Thước ngắm càng dài thì càng chính xác nhưng cũng khó dùng vì chỉ một rung động nhẹ của tay cung sẽ làm đầu ruồi xê dịch nhiều. Tuy nhiên bạn nên cảnh giác với những thước ngắm loại rẻ tiền hoặc loại beginer vì hiện tượng rung lỏng ốc có thể sảy ra.

Chú thích: với người không có mắt thuận mà vẫn muốn mở hai mắt ngắm bắn thì hình ảnh sẽ như thế này. Người không có mắt thuận mở hai mắt khi ngắm đầu mũi tên vào bia thì sẽ thấy hai đầu mũi tên mờ mờ như vậy. Khi ngắm bằng đánh dấu trên cung thì sẽ thấy 2 cửa sổ mờ mờ. Ngắm bằng thước ngắm thì sẽ thấy hai đầu ruồi mờ mờ. Như chúng ta biết ảnh bên trái do mắt phải nhìn thấy, ảnh bên phải do mắt trái nhìn thấy. Vì ta đang dùng cung tay phải, kéo dây cung bên phải nên ta canh ảnh bên trái với mục tiêu. Bản thân tôi không có mắt thuận và tôi vẫn ngắm bắn bằng hai mắt.

9.THẢ DÂY CUNG
Động tác thả dây cung ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của phát bắn. Bất kể điểm neo ở đâu, hay cách kéo dây như thế nào thì nguyên lý chung là tay giữ dây cung cần thả một cách tự nhiên và dọc theo đường bắn ( power line ). Người mới thường có xu hưởng vẩy bàn tay ra phía ngoài khi thả dây cung làm đuôi tên bị dao động.


10. THEO DÕI
Sau khi thả, tay cầm cung vẫn giữ nguyên ở vị trí đồng thời mắt nhìn theo mũi tên cho đến khi mũi tên cắm vào bia.Bạn chỉ nên hạ tay cầm cung xuống khi thấy mũi tên đã chạm vào bia.
Bài tập khuyên dùng để các bạn nhanh chóng tìm đường ngắm ổn định cho mình.
Khi mới tập, các bạn thường có tâm lý ham bắn nhanh, bắn xa, nhiều khi bắn tá lả. Đó không phải là cách tiến xa mà ngược lại tập chậm và chắc chắn ở giai đoạn đầu sẽ giúp bạn tiến xa nhanh hơn. Lời khuyên của tôi là ở bất cứ cự ly nào bạn cũng chỉ bắn trong tầm kiểm soát của mình và bài tập này sẽ giúp bạn từng bước đạt được sự ổn định nhanh hơn.
Trước tiên bạn tập bắn đúng đường tầm. Mục tiêu của bạn bây giờ không phải là nguyên bia hình tròn mà chỉ là một dải nằm ngang. Bạn cố gắng tìm ra điểm ngắm để mũi tên rơi đúng tầm đó là được.
Sau khi đã làm chủ đường tầm rồi, tức là bạn mũi tên của bạn nằm hết trên vạch ngang đó. Bạn chuyển qua tập bắn cho đúng hướng. Mục tiêu của bạn bây giờ chỉ là cho mũi tên vào vạch dọc là được.
Cuối cùng bạn kết hợp hai đường ngắm lại => happy arrows. Mỗi khi mũi tên bị lệch hướng hay lệch tầm thì bạn lại tập lại từng kỹ năng một rồi bạn lại có happy arrows.

PHẦN MỞ RỘNG
1.Định nghĩa về cung trần.
FITA- World Archery, định nghĩa bare bow- cung trần là cung không được bất cứ thứ gì trợ giúp cho việc ngắm bắn và chống rung. Họ định nghĩa phụ kiện theo chức năng của nó. Như vậy trên cung không được có bất cứ thứ gì có thể dùng để tham chiếu giúp cho việc ngắm bắn, không được có bất kỳ một dấu vết nào, ngay cả vân gỗ cũng không được. Nhưng cho phép dùng một số phụ kiện như plunger, quả nặng, limb saver, dây quấn ở tay để giữ riser. Ngay cả sợi dây cũng không được có bất cứ dấu hiệu nào giúp cho việc ngắm bắn. Cung trần được thi đấu từ năm 1969. Đến nay có 3 giải cho cung trần là bắn target, field và 3D.
Định nghĩa cung trần của một số tổ chức khác như thì theo về nghĩa đen, có nghĩa là cung trần là cung không dùng các phụ kiện giúp cho việc ngắm bắn và chống rung. Các phụ kiện được hiểu là những vật có hình khối và trọng lượng đáng kể. Tôi là người thích sự thẩm mỹ, vẻ đẹp mộc mạc đơn giản của cung trần nên tôi đồng ý với khái niệm này hơn. Cây cung với hai cánh cung móc vào sợi dây là đã là một sản phẩm hoàn thiện rồi, một số chi tiết rất nhỏ như nút bông giảm thanh gắn lên sợi dây hay vạch đánh dấu trên cửa sổ không làm thay đổi hình dạng ban đầu, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của cây cung.
2.Kéo dây cung bằng 3 ngón tay dưới mũi tên.

Nếu kéo dây cách này thì phải đảm bảo mũi tên được cài chắc chắn vào dây cung và được cố định bởi hai vòng kim loại nhỏ được bấm kẹp vào dây cung hoặc buộc hai mối chỉ vào dây. Hai vòng kim loại hay hai nút chỉ đó giúp đuôi mũi tên bám chắc vào sợi dây khi kéo. Sẽ rất nguy hiểm nếu như đang kéo mà đuôi mũi tên bật ra ngoài ý muốn khỏi sợi dây. Quả thật là kéo dây kiểu này có nhiều bất tiện. Cài mũi tên chậm hơn, bắn chậm hơn và không chắc chắn như cách trên. Cho nên kỹ thuật này chỉ áp dụng được với lối bắn tĩnh, không thích hợp với các tình huống vận động như kiểu bắn nhanh,bắn mục tiêu di động.
Nhưng tại sao lại có lối kéo dây như vậy? Theo tôi,kỹ thuật này mới ra đời vài chục năm gần đây do FITA giới thiệu với một số mục đích. Một là để huấn luyện cho VĐV mới, giúp họ nhanh chóng bắn trúng mục tiêu ở cự ly gần, sau đó mới tập cách kéo kiểu split finger để bắn cự ly xa hơn.

Ví dụ bắn ở cự ly gần khi tầm bắn của cung là đường thẳng 5-10m , mũi tên được neo ngay gần mắt thì cung thủ ngắm dọc theo mũi tên vào bia, ngắm đâu trúng đó. Rất dễ dàng.
Thứ nữa là kỹ thuật kéo dây này ra đời để “ đối phó” với luật thi đấu cung trần của FITA. Như đã nói ở trên luật FITA không cho phép bất cứ hình thức trợ giúp việc ngắm nên cung thủ chỉ có thể ngắm bằng đầu mũi tên. Vậy thì họ phải tìm cách để sao cho ở những cự ly khác nhau họ vẫn có thể ngắm sao cho đầu mũi tên gần với điểm 10 nhất có thể, để cho đầu mũi tên có back ground là các vòng màu của bia bắn, dễ dàng hơn cho việc ngắm, chứ nếu ngắm đầu mũi tên vào bãi cỏ hay vào một nền đen tuyền thì rất khó xác định chính xác. Để giải quyết bài toán đó, kỹ thuật kéo dây string walking ra đời và kết hợp với một số cách ngắm khác.
Ngắm bắn bằng phương pháp string walking

Nói về vật lý, giả sử 2 đầu cánh cung lực ngang bằng nhau. Vị trí kéo dây thực ra không phải ở trung điểm dây cung mà hơi thấp một chút về phía dưới. Do đó có thể nói là cánh cung phía dưới ngắn hơn cánh cung phía trên, mà cả hai cánh đều bị kéo một khoảng dài như nhau. Nên cánh phía dưới cho lực OX lớn hơn lực của cánh phía trên là OY. Kết quả là hợp lực tác động vào mũi tên là OZ có hướng dìm mũi tên xuống dưới. Càng kéo dây cung ở vị trí thấp thì mũi tên càng đi xuống và ngược lại. Cung thủ lợi dụng đặc tính vật lý này để kết hợp những điểm kéo dây khác nhau với những điểm neo khác nhau để bắn ở những cự ly khác nhau. Và vậy là ra đời kỹ thuật string walking kết hợp với face walking.
Face walking. Vị trí kéo dây không đổi, chỉ thay đổi vị trí điểm neo. Kỹ thuật ngắm face walking áp dụng được với cả hai cách kéo dây: kẹp mũi tên và ba ngón tay đặt dưới mũi tên.
Minh họa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở cự ly gần

Minh họa đường ngắm và đường bay của mũi tên ở cự ly xa.

String walking kết hợp với face walking.

Giả sử ở cự ly 10m, lực cung 40#, mũi tên đặt ngay dưới mắt, mũi tên sẽ bay chếch lên cao một chút so với tia ngắm. Cung thủ kéo dây ở vị trí thấp- ví dụ dưới mũi tên ba đốt ngón tay, để dìm mũi tên xuống thấp cho gần trùng với tia ngắm.


Giả sử ở cự ly 50m, lực cung 40#. Lúc này đường bay của mũi tên không còn thẳng nữa mà là đường parabol. Nếu neo ở mắt thì phải ngắm đầu mũi tên ở rất cao so với bia bắn- khó xác định. Cung thủ đổi sang neo ở khóe miệng. Đường bay của mũi tên sẽ chếch lên cao và rơi gần điểm ngắm hơn. Để giúp thêm cho đường bay chếch lên cao, cung thủ đặt vị trí kéo dây cao nhất có thể là ngay dưới mũi tên.
Kết hợp ngắm bằng mũi tên và string walking. Ở phương pháp này, điểm neo giữ cố định, chỉ thay đổi vị trí kéo dây cung.
3. Cách kéo dây của phương Tây và phương Đông.
Tại sao cung phương Tây mũi tên kê bên trái còn cung phương Đông mũi tên lại kê bên phải? Điều này được giải thích vì cách kéo dây khác nhau.
Phương Tây kéo dây bằng 3 ngón tay. Khi kéo, sợi dây hơi bị xoắn một chút và có xu hướng ép mũi tên về bên phải. Vì vậy mũi tên được đặt bên trái nên khi kéo thì mũi tên sẽ được ép về phía thành cung và không bị rơi ra ngoài.
Trong khi đó, phương Đông kéo dây dùng sức ngón tay cái và ngón trỏ. Tôi nói chung về kiểu kéo dây của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mông Cổ, Butan, Turkish. Ngón tay cái đeo nhẫn để kéo cho đỡ đau tay, ngón tay trỏ phụ thêm sức đồng thời ép mũi tên về bên trái sát với thành cung. Vì vậy mũi tên kê bên phải của cung. Khi kéo dây, mũi tên có xu hướng áp sát vào thành cung. Tôi cho rằng cách này cho phép cài mũi tên vào dây nhanh hơn kiểu phương Tây vì tay kéo dây và mũi tên cài cùng một phía.
Khi bạn nhận ra hướng mũi tên ép vào thành cung như vậy thì với kéo dây kiểu phương Đông, các bạn thuận tay phải có thể dùng cung tay trái hoặc các bạn thuận tay trái cũng có thể dùng cung tay phải.

Last edited: